Nhiệm vụ của Sỹ Quan Trực Ca khi tàu trong cảng là gì?

Trực ca trong cảng đâu có kém phần quan trọng đối với an toàn hàng hải.
Sĩ quan trực ca cả già lẩn trẻ phải luôn ghi nhớ những điều sau đây:


Các ô tô lần lượt dỡ hàng từ tàu Ro-Ro

I. TRỰC CA KHI TÀU TRONG CẢNG KHÔNG LÀM HÀNG 
SQTC PHẢI:

 

1. Lên buồng lái

• Kiểm tra xem có lệnh thường trực của Thuyền trưởng hay không

 

• Có cảnh báo thời tiết không

 

• Kiểm tra thủy triều lên xuống, giờ và độ cao (xem Bản thủy triều)

 

• Mớn nước của tàu

 

• Các thông cáo từ công ty

 

• Treo/hạ cờ theo quy định của nội quy cảng

 

• Quan sát tình hình an ninh chung quanh

 

• Xem xét các trạng thiết bị đặt ngoài buồng lái, nếu cần thu giữ vào trong buồng lái

 

• Khi rời buồng lái phải khóa cửa buồng lái

 

• Trên đường đi xuống boong, kiểm tra qua và khóa tất cả các kho, một số cửa ra vào khu sinh hoạt, đặc biệt các cửa ra vào từ phía sau.

 

2. Ra mặt boong kiểm tra

• Đủ ánh sáng tại cầu thang

 

• Có biển báo cấm lửa tại cầu thang (tàu dầu)

 

• Kiểm tra phòng cháy trên boong

 

• Kiểm tra dây buộc tàu trước/sau, chắn chuột, các họng xả mạn

 

• Đóng các lỗ thoát nước trên boong

 

• Đóng các cửa khu vực sinh hoạt chỉ chừa một cửa để đi lại

 

• Luôn luôn có một người trực ở cầu thang.

 

3. Những điều cần lưu ý tại cảng

• Chống ăn cắp

 

• Chống cướp biển

 

• Có đủ người khi trực và mặc trang phục bảo hộ lao động (PPE)

 

• Chú ý bảo vệ môi trường

 

• Ghi nhật ký đầy đủ

 

• Thuyền viên đi bờ, nắm số lượng đi và về

 

• Làm đúng các thủ tục kiểm tra an ninh.

 

4. SQTC phải nắm vững (Đại phó thường hỏi):

• Lượng ballast lấy vào/bơm ra, cấp nhiên liệu, hàng hóa trong ca trực

 

• Về ghi chép xuất nhập các kho

 

• Các hướng dẫn từ chính quyền cảng

 

• Các ca làm hàng, thiết bị làm hàng

 

• Tình trạng máy

 

• Thuyền viên đi bờ bao nhiêu người, trên tàu còn bao nhiêu người ...

 

 

II. TRỰC CA KHI TÀU TRONG CẢNG ĐANG LÀM HÀNG

Ngoài những công việc như khi trực ca không làm hàng, SQTC phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây khi tàu làm hàng (tùy từng loại tàu có thể khác biệt):

 

1. Thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh của Thuyền trưởng và Đại phó

 

2. Nắm sơ đồ bốc xếp hàng hóa, bố trí thiết bị bốc dỡ

 

3. Bốc xếp hay dỡ hàng, số lượng hàng hóa

 

4. Nắm số lượng các ca công nhân làm hàng, giờ nghỉ của họ

 

5. Nắm số lượng công nhân xếp dỡ / chủ hàng / kiểm đếm

 

6. Nắm chắc hàng hóa đặc biệt / hàng nguy hiểm, bốc / dỡ

 

7. Sử dụng xe nâng trong hầm hàng

 

8. Trạng thái các két balát

 

9. Kiểm tra hiệu mớn nước, độ nghiêng của tàu trước và sau khi bốc dỡ hàng

 

10.Kiểm tra dây chằng buộc tàu, thu lại hoặc nới ra tùy theo hàng hóa và thủy triều

 

11. Giám sát các trang thiết bị làm hàng

 

12. Kiểm tra đảm bảo thợ lái cẩu phải có khả năng chuyên môn

 

13. Kiểm tra các phương tiện phòng chống cháy

 

14. Mặt boong phải được chiếu sáng đủ, trưng đủ cờ và tín hiệu/đèn hiệu

 

15. Các khu vực nguy hiểm phải có biển báo

 

16. Đảm bảo không được tiến hành công việc vào khu vực kín nếu không có giấy phép làm việc còn giá trị

 

17. Đảm bảo tàu phải tuân thủ các quy định về phòng chống cháy, an toàn phòng ngừa ô nhiễm và an ninh

 

18. Hiểu biết và đảm bảo tuân thủ các quy định về chống ô nhiễm/rác thải

 

19. Kiểm tra an toàn cầu thang, duy trì trực cầu thang

 

20. Ghi chép công tác hàng hóa vào nhật ký của Đại phó.

Nguồn: Tin Tức Hàng Hải

Undefined